Tiêu xương hàm có thể cấy ghép implant được hay không?
Trong trường hợp mất răng lâu năm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương khiến má bị hõm và khung xương hàm biến dạng. vậy sau khi tiêu xương hàm có thể tiến hành cấy ghép implant hay không?
Tiêu xương hàm có thể cấy ghép Implant hay không?
Tiêu xương sau khi mất răng
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của cấy ghép răng implant chính là chất lượng xương hàm và tay nghề của bác sĩ điều trị. Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc cố định trụ implant, tạo nên sự vững chắc và độ bền cho răng implant. Khi xương hàm bị tiêu sẽ không đủ khả năng giữ trụ implant và do đó muốn tiến hành cấy ghép implant trong trường hợp này cần phải tiến hành ghép xương.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương chính là việc mất răng lâu ngày, mang hàm giả hoặc phục hình răng sứ. Xương hàm được duy trì nhờ vào lực nhai sinh học tác động hàng ngày lên răng, nếu mất răng hoặc lựa chọn các phương pháp phục hình không phù hợp sẽ làm cho lực nhai này không còn và dẫn đến tiêu xương nhanh chóng.
Phẫu thuật ghép xương sẽ giúp khôi phục xương hàm về mật độ, thể tích và số lượng, đủ khả năng để tích hợp với trụ implant. Ghép xương được tiến hành trước khi cấy ghép implant trong khoảng 9-12 tháng để nhằm đảm bảo xương đã ổn định và đủ khả năng nâng đỡ trụ implant.
Kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép răng Implant Nha khoa
Ghép xương trong trồng răng implant
Tùy theo tình trạng tiêu xương hàm trong thời điểm hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp ghép xương tự thân hoặc xương nhân tạo.
Kỹ thuật ghép xương tự thân: : Với những trường hợp xương hàm bị tiêu biến quá nhiều hoặc thể tích xương quá thấp, xương bị khuyết từ 2- 3 mm lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép xương tự thân – thường là xương cằm, xương góc hàm, xương mào chậu…Ghép xương tự thân giúp quá trình lành thương và độ tích hợp của xương diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chúng đòi hỏi những kỹ thuật nha khoa phức tạp cũng như tay nghề cao của bác sĩ điều trị.
Kỹ thuật ghép xương nhân tạo: áp dụng cho trường hợp mới mất răng, xương bị tiêu biến không nhiều, thể tích và mật độ xương vẫn có thể đáp ứng nhu cầu cấy ghép. Xương nhân tạo có kết cấu dạng xương bột, được đưa vào khu vực xương ổ răng, tích hợp với trụ implant và giúp cho trụ implant đứng vững vàng, cố định. Xương nhân tạo thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp tiêu xương. Xương nhân tạo được nghiên cứu và chế tạo thích ứng với cơ thể con người do đó hạn chế tối đa tình trạng đào thải.
Để tránh gây khó khăn cho việc ăn nhai, hàm biến dạng do tiêu xương thì chúng ta cần phục hình nhanh chóng tại nha khoa uy tín để có thể duy trì sức khỏe răng miệng cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ theo thời gian.
Thông tin liên quan
- Trồng răng toàn hàm với giải pháp cấy ghép Implant
- Tiêu xương hàm có thể cấy ghép implant được hay không?
- Phương pháp phục hình răng nào tốt nhất cho người cao tuổi
- Nguyên tắc cần tuân thủ khi cấy răng Implant
- Mất răng số 7 và phương pháp phục hình tốt nhất hiện nay
- Mất răng số 6 phải làm sao?
- Làm gì khi bị mất răng lâu năm
- Hậu quả của cắm Implant không đúng quy trình
- Giải pháp phục hình răng cho người cao tuổi
- Cần chuẩn bị gì trước khi trồng răng Implant
Add Comment
Thư viện
Câu hỏi thường gặp
Newsletter
Liên hệ
Trung tâm Implant
Nhân Tâm
Trung tâm cấy ghép Implant theo tiêu chuẩn Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam
Email: drnhan1@gmail.com
Hotline: 1900 56 5678 - (+84) 938 967 858
Địa chỉ: 801-809 Đường 3/2, P.7, Q.10, Tp.HCM, Việt Nam